Mùa mưa là thời điểm cây cà phê nhận được lượng nước dồi dào, thúc đẩy quá trình phát triển :tự nhiên (cành, chồi tăng trưởng, trái cà phê cũng tăng nhanh về kích thước và trọng lượng). Đây cũng là thời điểm nông dân trồng cà phê hay gặp hiện tượng rụng trái. Hiện tượng này có thể kéo dài từ trái mới hình thành đến khi thu hoạch. Nếu không có biện pháp khắc phục sẽ gây thất thu và giảm sản lượng.
Hiện tượng rụng trái xảy ra thường do 3 nguyên nhân: nguyên nhân tự nhiên, nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý
Nguyên nhân tự nhiên:
– Cây cà phê có đặc điểm hoa mọc theo chùm. Nếu chăm sóc tốt trong mùa khô, mỗi chùm có thể phân hóa rất nhiều hoa và đậu quả. Vào mùa mưa, khi được cung cấp lượng nước dồi dào, thúc đẩy các trái phát triển mạnh mẽ, dẫn đến việc các quả chen chúc nhau trong chùm, buộc trái nhỏ hơn phải rụng bớt. Để hạn chế hiện tượng này, bà con nên cung cấp đủ và cân đối lượng dinh dưỡng để cuống hoa (cuống trái) phát triển chắc khỏe từ lúc mới đậu quả
Nguyên nhân sinh lý:
– Cây cà phê ra hoa và đậu trái trong mùa khô, khi bắt đầu mùa mưa là trái cũng bắt đầu tăng trưởng, đến giữa mùa mưa là giai đoạn tăng trưởng rất nhanh về kích thước của trái nên cây cần một lượng lớn dinh dưỡng để nuôi trái. Nếu bón phân không đầy đủ hay không kịp thời sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi trái, do đó một số trái sẽ tự rụng đi để cây tập trung nuôi các trái còn lại, đó là quy luật tự nhiên, tự bảo vệ khả năng sinh tồn của cây.
– Mùa mưa cũng là thời điểm cây cà phê cần dinh dưỡng để phát triển cành, chồi. Việc không cung cấp kịp thời và đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây cà phê trong giai đoạn này cũng như việc cây phân chia lượng dinh dưỡng để phát triển cành dư thừa cũng làm tình trạng trái cà phê rụng nhiều và hàng loạt. Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và kịp thời cho cây, bà con cũng nên cắt tỉa những cành vô hiệu và dư thừa, giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái và phát triển chồi, cành cho vụ mùa tiếp theo.
Nguyên nhân bệnh lý
– Do nấm: Vào mùa mưa, khi độ ẩm không khí tăng cao là điều kiện thích hợp cho nấm bệnh phát triển. Thường có các dạng sau:
Nấm tấn công vào cuống của trái gây thối làm rụng trái (giai đoạn trái non).
Nấm tấn công vào cành gây khô cành do đó trái bị rụng.
Nấm tấn công vào quả (đam trái) và làm rụng trái.
Nấm tấn công làm rụng hết lá làm giảm khả năng quang hợp và làm rụng trái.
– Do sâu hại: Thường thấy nhất là hiện tượng cây bị rệp sáp chích hút nhựa ở các bộ phận non của cây, một mặt làm suy giảm lượng dưỡng chất của cây mặt khác nó gây ra những tổn thương tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây bệnh cho cây.
– Bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây .Vào mùa mưa nên bón phân có hàm lượng Đạm và Lân cao hơn Kali, để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây đang nuôi trái và chống rụng quả non.
– Phun phòng nấm đầu mùa mưa. Khi phát hiện cây bị nấm phun càng sớm càng tốt.
Sưu tầm & tổng hợp
————————————-
VTNN THU CÚC – CAM KẾT HÀNG THẬT CHÍNH HÃNG, NÓI KHÔNG HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI, HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG
Hotline: 0355.996.007
Địa chỉ: 914 Hùng Vương, tt. Di Linh, Lâm Đồng ( Đối diện bưu điện Di Linh)