7 loại bệnh hại thường gặp trên cây cà chua

 

7 loại bệnh thường gặp trên cây cà chua

1/ Bệnh chết cây con(Lở cổ rễ)

 🌱Triệu chứng:

Vết bệnh thường gây hại ở phần gốc ngay trên mặt đất, nấm tấn công vào gốc làm gốc cây bị thối nhũn và cây bị gãy gục, phần cây bên trên vẫn còn tươi xanh.

 

👉Biện pháp phòng trị:

• Phun Norshield 86.2WG /Eddy 72WP

• Monceren 250 SC

• Hoạt chất Kasugamycin

•Hoạt chất Mancozeb, Metalaxyl, Cymoxanil, Propineb..

•••

 

2/ Bệnh Đốm vòng

🌱Triệu chứng:

vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở những lá già có hình tròn hoặc hình bầu dục, màu nâu đen, Quanh vết bệnh thường có quầng vàng và phát triển thành các vòng đồng tâm. Trên thân vết bệnh hình bầu dục, lõm, màu nâu xám.

 

👉Biện pháp quản lý:

 

• Sử dụng thuốc phòng và trị khi bệnh phát triển, phun ngừa bằng Norshield 86.2WG

• phun trị bằng Envio 250SC  hoặc phối trộn Envio 250SC + AgriLife 100SL

• Polyram

• Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất như Chlorothalonil, Mancozeb, hoặc Copper như Elixer , Zipra….

••••

 3/ Bệnh Bã trầu (Sương mai)

 Đây là bệnh hại nghiêm trọng nhất trên cà chua.

 

🌱Triệu chứng:

vết bệnh trên lá lúc đầu có màu xanh đậm như úng nước, sau đó chuyển sang nâu đen, vết bệnh lớn dần, nếu trời ẩm trên bề mặt lớp bệnh có lớp tơ màu trắng bao phủ, bệnh nặng sẽ làm thối nhũn lá, nếu thời tiết khô, vết trên lá cũng khô dòn dễ vỡ. Bệnh gây hại cả trên thân, lá, chùm trái.

👉Biện pháp quản lý

• Sử dụng Phytocide 50WP +Hợp Trí Kali-Phos

• Elixer 750 WG+ starsuper 21 SL

• Orondis Opti 406 SC

• Zorvec 330 SE

•••

 4/ Bệnh Héo rũ (héo vàng):

 

 

🌱Triệu chứng:

ban đầu là cây bị héo, có thể héo một phần hoặc toàn bộ cây cà chua, triệu chứng héo vào ban ngày, buổi tối phục hồi.

👉Biện pháp quản lý:

• Tăng cường bón phân hữu cơ ủ hoai mục +humic

• cải thiện pH đất

• Bổ sung đầy đủ và cân bằng trung vi lượng

• Sử dụng thuốc gốc đồng và thuốc chứa hoạt chất Mancozeb, Fosetyl-aluminium  , phosphite  như Ridomil Gold, Aliette, Eddy+kaliphos, Arigold 620 Apn,Agrifos 400….

•••••

• 5/ Bệnh Thán thư

🌱Triệu chứng:

bệnh thường gây hại nặng trên trái gần chín đến thu hoạch, vết bệnh ban đầu trên trái là những đốm nhỏ, hình tròn, lõm. Vết bệnh phát triển nhanh khi trái gần chín, hình thành những vòng đồng tâm, lõm sâu, thịt trái nhạt màu.

 

👉Biện pháp quản lý:

•Dùng thuốc Amistar 250 SC ,  Antracol 70WP, Polyram 80DF,  Daconil 500 SC

•Score 250 EC

•Amistar top 325 SC

••••

6/ Bệnh héo xanh vi khuẩn

 

🌱Triệu chứng:

Héo trên lá non hay 1 phần lá, thân; phục hồi vào buổi tối. Quá trình héo-phục hồi lập lại vài ngày, sau đó cây héo và chết hẵn, lá vẫn xanh chưa kịp chuyển vàng. Triệu chứng này có thể xuất hiện trên nhiều giai đoạn phát triển của cây. Phần mô trong thân có thể tổn thương, đổi màu. Cắt ngang thân có dịch tiết màu trắng sữa, dễ thấy khi đưa vào nước.

👉Biện pháp quản lý:

Đây là 1 bệnh khó trị nên phải áp dụng nhiều biện pháp để phòng trị bệnh

• Norshield 86.2 WG+  Kali-phos

• Eddy 72 WG

• Elixer 750 WG+ Starsuper 21 SL APN

• Hoạt chất Kasugamycin.

•Starner 20 WP.

•Map Lotus 125 WP

•••

• 7/ Bệnh Đốm lá vi khuẩn(Thâm kim)

🌱Triệu chứng

: triệu chứng xuất hiện là những đốm đen, đường kính thường không quá 2 mm, xung quanh thường có quầng vàng, đôi khi làm cho lá bị biến dạng. Vết bệnh thường tập trung ở gần mép lá, liên kết lại làm cháy mép lá, chết cả lá . Bệnh thường chỉ xuất hiện trên quả xanh, là các đốm đen nhỏ dưới 1-3 mm , được bao quanh bởi một quầng hẹp màu xanh lục đến vàng. Tổn thương thường ở bề ngoài và có thể cạo ra. Vết bệnh màu đen vẫn còn sau khi quả chín.

👉Biện pháp quản lý:

• Sử dụng Norshield 86.2WG /Eddy 72WP  phun xen kẻ với AgriLife 100SL

• Amistar250 SC, Revus Opti 440 SC , score 250 EC, Ortiva 600 SC

• Elixer 750 WG+ Starsuper 21 SL  APN

• Kết hợp thêm khuẩn…

•••

Chúc bà con vụ mùa bội thu

(Sưu tầm & Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *